seach

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

GIẢI MÃ BÍ ẨN GỖ LÀM LINH CỬU ĐẾ VƯƠNG

Gỗ ngọc am từ lâu đã trở thành một huyền thoại với khả năng bảo quản các xác ướp nguyên vẹn sau nhiều thế kỷ.
Trong các thập niên qua, rất nhiều xác ướp ở Việt Nam đã được tìm thấy với tình trạng còn nguyên vẹn trong các quan tài làm bằng gỗ ngọc am, được ngâm trong loại tinh dầu được ép bằng chính thứ gỗ này.
Gỗ quý để an táng bậc đế vương
Theo một nhà sưu tầm đồ gỗ có tiếng ở Việt Nam, từ xa xưa ngọc am đã được coi là một loại gỗ quý chỉ bậc đế vương mới được dùng.
Người Trung Quốc đã biết đến loại gỗ này từ hàng ngàn năm trước và coi nó quý ngang với ngọc ngà. Trong các hoàng cung, nếu gỗ sưa đỏ cứng như thép và có hoa văn đẹp, thường được dùng để đóng các vật dụng như giường tủ, bàn ghế thì ngọc am lại có mùi thơm quyến rũ, được dùng nhiều trong các gian phòng của cung tần mỹ nữ.
Tại đó, có rất nhiều vật dụng bằng gỗ ngọc am, từ gỗ ốp quanh nhà đến các vật trang trí, giường, ghế, chậu tắm, chậu rửa mặt, chậu xách nước… Thậm chí, mỗi khi cung tần mỹ nữ tắm đều được nhỏ vài giọt tinh dầu ngọc am vào bồn nước. Người đẹp sống giữa không gian đặc quánh của mùi hương ngọc am, nên thân thể lúc nào cũng thơm. Mùi ngọc am ám vào cơ thể, rồi toát ra từ da thịt người đẹp, khiến các bậc đế vương ngây ngất.
Một xác ướp ngâm tinh dầu trong quan tài làm bằng gỗ ngọc am được khai quật
trên cánh đồng ở Nhật Tân, Hà Nội.
Vua chúa ở Việt Nam cũng rất chuộng ngọc am. Khi vua chết, loại gỗ duy nhất được dùng làm quan tài là ngọc am. Triều đình lúc nào cũng có sẵn gỗ ngọc am để phục vụ vua chúa. Khi chôn bằng quan tài ngọc am, thì chỉ chôn một lần, không cải táng.
Trong các triều đại phong kiến, có quy định rất rõ ràng đến phẩm bậc nào mới được sử dụng tinh dầu Ngọc Am để ướp xác. Các bậc quan lại thường chỉ được dùng gỗ vàng tâm. Khi cải táng lấy xương cốt, thì mới được cho vào tiểu nhỏ bằng ngọc am mà thôi.
Tính năng huyền thoại của gỗ ngọc am?
Từ thời xưa, dân gian đã lưu truyền huyền thoại rằng quan tài được làm bằng gỗ ngọc am có khả năng bảo quản thi hài tới cả trăm năm. Thực tế, điều này đã được chứng mình bằng nhiều quan tài làm bằng gỗ ngọc am có chứa các xác ướp được bảo quản rất tốt ở Việt Nam.
Nhưng chỉ có quan tài bằng gỗ ngọc am không thôi thì chưa đủ. Linh hồn của gỗ ngọc am chính là thứ tinh dầu đặc biệt thấm đẫm từng thớ gỗ. Theo kinh nghiệm dân gian, cứ khoảng 150kg gỗ ngọc am sẽ chiết xuất được 7-8 lít dầu. Ở rễ hàm lượng tinh dầu còn cao hơn.
Thứ tinh dầu này không chỉ có hương thơm quyến rũ không thua kém trầm hương, mà còn có khả năng kháng khuẩn cực mạnh. Khi được chiết xuất từ gỗ ngọc am, thứ tinh dầu này trở thành “chìa khóa vàng” trong kỹ thuật ướp xác của người Việt xưa.
Kỹ thuật ướp xác của người Việt đơn giản mà hiệu quả lại rất cao. Với tinh dầu ngọc am, toàn bộ xác có thể giữ được cả nghìn năm nếu không có sự tác động, phá hoại của ngoại lực. Kỹ thuật ướp xác này khác với các nền văn minh khác, phải moi bỏ nội tạng và dùng nhiều phương pháp tấm ướp phức tạp.
Không chỉ được sử dụng để ướp xác, gỗ ngọc am còn được cho là có công dụng đuổi tà khí, đón rước thịnh vượng. Vì vậy loại gỗ này cũng được dùng để làm ra các vật dụng tâm linh như tượng thờ, tràng hạt…
Trong y học, tinh dầu của gỗ ngọc am được dùng làm thuốc xoa bóp và chữa bệnh ngoài da. Các vật dụng như gối đầu, giường nằm, bồn tắm làm bằng gỗ ngọc am được cho là có khả năng thải độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, vỏ cây ngọc am còn được dùng để nấu cao chữa đau bụng, quả trị phong hàn, cảm mạo, đau dạ dày và thổ huyết, lá cây dùng để trị bỏng.
Về mỹ nghệ, gõ ngọc am được coi là một loại gỗ quý và đẹp. Không chỉ có hương thơm quyến rũ, nếu gỗ còn nhiều nhựa khi làm xong tác phẩm sẽ có lớp tuyết trắng muốt để ra ánh nắng sẽ phản chiếu màu sắc rực rỡ như cầu vồng .
Vì những tính chất kể trên mà trong những năm qua gỗ ngọc am đã bị săn lùng ráo riết ở Việt Nam, đẩy giá gỗ ngọc am lên cao chót vót, đồng thời khiến những cây gỗ này chỉ gần như biến mất ở các khu rừng trên núi cao ở Hà Giang – địa phương duy nhất ở Việt Nam còn loại cây gỗ này.
Bộ bàn ghế làm bằng gỗ ngọc am giá 4 tỉ đồng của một đại gia ở Tuyên Quang.
Rất độc, chỉ dùng cho người đã chết
Mặc dù được truyền tụng trong dân gian như một loại gỗ có nhiều tính năng huyền diệu, nhưng khoa học hiện đại đã chứng minh rằng gỗ ngọc am có độc tính cao, gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.
Cụ thể, các nhà khoa học của Nhật Bản sau khi nghiên cứu về tinh dầu ngọc am đã kết luận rằng, loại tinh dầu này có độc tính với tế bào, gây đông vón protein tế bào ở người và động thực vật. Vì vậy, tinh dầu ngọc am chỉ thích hợp cho việc bảo tồn tế bào, bảo tồn xác ướp theo kinh nghiệm của người xưa.
Thử nghiệm khoa học trong việc quan sát tác dụng gây độc của tinh dầu ngọc am đối với tế bào trên kính hiển vi điện tử cho thấy những đột biến rối loạn của việc sắp xếp các phân tử ADN trong nhân tế bào gây đứt gãy các chuỗi sắp xếp A T G X, kìm hãm sự vận chuyển trao đổi chất giữa nhân và màng tế bào sống. Đây có thể là nguyên nhân của việc kìm hãm sự phân hủy tế bào qua việc gây đông cứng tế bào, giống như tác dụng của formon - một chất bảo quản xác chết người và động vật nhưng tác dụng của nó mạnh và bền vững lâu dài hơn nhiều.
Trong phòng thí nghiệm, các thử nghiệm được tiến hành cho thấy, việc tiếp xúc nhiều với tinh dầu ngọc am trong môi trường khép kín gây nên những cơn động kinh co giật ở chuột nhắt trắng. Ở một hàm lượng cao, điều này hoàn toàn có thể xảy ra với con người.
Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết: "Những bộ quần áo của xác ướp vườn đào Nhật Tân (Hà Nội) khi để vào trong phòng kín, chỉ sau một đêm, tất cả muỗi và côn trùng trong phòng chết hết. Điều đó chứng tỏ dầu ngọc am có tính kháng khuẩn và độc tính cao...".
Trong những ngôi mộ cổ, tinh dầu ngọc am lâu ngày hóa khí có thể đột ngột bay hơi mạnh khi được giải phóng ra ngoài không khí, làm choáng váng bất tỉnh những người trực tiếp mở nắp quan tài hoặc có thể để lại di chứng thần kinh về sau cho người tiếp xúc với nó.
Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi sử dụng những vật dụng bằng gỗ ngọc am trong nhà, đặc biệt là các vật dụng lớn, tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người như bàn ghế, giường ngủ… để tránh nguy cơ gây ngộ độc với trẻ em, người già.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Theo Kiến Thức

GỖ BỘT VIỆT NAM " CHẤT LƯỢNG, GIÁ THÀNH THẤP"




Các nhà khoa học Việt Nam tinh chế thành công bột gỗ Việt Nam có chất lượng gần như bột gỗ Canada với giá thành thấp hơn, có khả năng thay thế bột gỗ Canada làm nguyên liệu điều chế Nitroxenlulo.
Đây là kết quả nổi bật của đề tài “Nghiên cứu sử dụng nguồn xenlulo gỗ Việt Nam dùng để điều chế Nitroxenlulo cho sản xuất thuốc phóng thay thế bột gỗ nhập ngoại” do tiến sỹ Phan Đức Nhân và nhóm nghiên cứu trẻ thuộc Bộ môn Thuốc phóng thuốc nổ, Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự thực hiện.
Theo tiến sỹ Phan Đức Nhân, việc nghiên cứu tinh chế xenlulo gỗ đạt các yêu cầu kỹ thuật dùng làm nguyên liệu điều chế Nitroxenlulo cho sản xuất thuốc phóng trong quy mô phòng thí nghiệm đã được nhóm quan tâm tìm hiểu từ đầu năm 2010.
Tinh chế thành công bột gỗ chất lượng cao của VN
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định bằng nội lực trong nước hoàn toàn có thể tinh chế xenlulo gỗ Việt Nam thành sản phẩm đạt các yêu cầu kỹ thuật đối với bột gỗ dùng để sản xuất Nitroxenlulo thay thế bột gỗ nhập ngoại. Từ kết quả trên, nhóm đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ thực hiện đề tài trên.
Tiến sỹ Phan Đức Nhân cho biết, NC được điều chế bằng cách nitro hóa nguyên liệu xenlulo đã tinh chế (bông, gỗ…) và được sử dụng khá phổ biến trong dân sự và quân sự như dùng chế tạo thuốc phóng, chất kết dính, chất tạo màng…
Nguyên liệu xenlulo dùng để điều chế Nitroxenlulo cho sản xuất thuốc phóng yêu cầu chất lượng cao như hàm lượng α-xenlulo trên 92% đối với bột gỗ và trên 96% đối với bông, các chỉ tiêu chất lượng khác rất chặt chẽ.
Hiện nay, để sản xuất mác Nitroxenlulo, Việt Nam đang phải sử dụng nguồn nguyên liệu xenlulo đã tinh chế và đều nhập ngoại như bột gỗ Canada và Mỹ, bông Trung Quốc…
“Bột gỗ tinh chế của Việt Nam sau khi được gửi đi phân tích chất lượng và chụp phổ theo các phương pháp tiêu chuẩn trên Phòng KCS, Nhà máy Z195 và Trung tâm Kỹ thuật Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật đối với bột gỗ đưa vào nitro hóa để điều chế Nitroxenlulo, có chất lượng tương đương với bột gỗ Canada và có giá thành thấp hơn", tiến sỹ Phan Đức Nhân vui mừng chia sẻ.
Ông Nhân cho biết thêm hiện nay nhóm đã đề nghị cơ quan chức năng các cấp cho phép mở đề tài ở cấp cao hơn nhằm nghiên cứu hoàn thiện các chế độ công nghệ tinh chế bột gỗ nhà máy giấy, sử dụng bột gỗ tinh chế để chế tạo mác Nitroxenlulo, chế thử thuốc phóng ở quy mô nhà máy để có thể ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất Nitroxenlulo và thuốc phóng, từng bước tiến tới thay thế hoàn toàn bột gỗ Canada nhập ngoại.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Theo Vietnam+ 

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÊN CÔNG NGHIỆP GỖ NĂM 2014

Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2010 và năm 2020, ngành chế biến gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu là 5,56 tỷ USD vào 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, ngành chế biến gỗ Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp.

Để phát triển trong thời gian tới, ngành gỗ Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm, trong đó việc định hình các sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế trên thị trường thế giới đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo được ưu tiên hàng đầu. Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng của từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ... từ đó đưa ra những định hướng phát triển thống nhất trong liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chuyên môn hóa các công đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các doanh nghiệp.

do_go_6Ngoài ra, nhà nước Việt Nam cần có một chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ lâu dài; mở rộng đối tượng hưởng kích cầu hỗ trợ vốn với lãi vay ưu đãi hoặc không tính lãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp hợp tác liên kết với chủ rừng để khai thác nguyên liệu gỗ một cách chắc chắn, thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng. Đồng thời xây dựng một trung tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia để hỗ trợ việc thiết kế mẫu mã, định hướng thị trường phù hợp.

Thêm vào đó, để khắc phục việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, vừa qua Thủ tướng đã phê duyệt đề án thành lập sàn giao dịch gỗ điện tử với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, hiện Hiệp hội gỗ và lâm sản đang triển khai các công việc cụ thể. Dự kiến, sàn giao dịch sẽ cung cấp thông tin giá cả thị trường gỗ trong nước và thế giới, các vấn đề về pháp luật khi các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ra nước ngoài. Việc thực hiện các giao dịch qua mạng của các doanh nghiệp ngành gỗ sẽ được kết nối qua cổng thương mại điện tử của Bộ Công Thương. Còn vấn đề thành lập chợ gỗ đến nay vẫn không có một phương án khả thi nào được triển khai cho dù nếu liên kết để nhập khẩu gỗ với khối lượng lớn, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm ít nhất 10% chi phí.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự suy giảm nhu cầu của thị trường quốc tế và hàng rào phi thuế quan đang có xu hướng tăng, đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận mới trong phát triển hoạt động thương mại nông lâm thuỷ sản nói chung, ngành chế biến gỗ nói riêng. Đã đến thời điểm sau một giai đoạn tăng trưởng cao, xuất khẩu dựa vào phát triển chiều rộng của một vài ngành chủ lực là chủ yếu, đòi hỏi chúng ta phải thiết kế một chiến lược xuất khẩu nông lâm sản bền vững. Trong đó ngành gỗ, dựa theo chiều sâu, kích thích nhân tố mới, đứng vững trên hai chân: đó là khai thác tốt thị trường nội địa theo tư duy dài hạn, căn cơ để làm cơ sở và bàn đạp cho xuất khẩu trong tư thế sẵn sàng hội nhập, sẵn sàng cạnh tranh, mang thương hiệu Việt đến khắp năm châu bốn biển.

CON TÀU HUYỀN THOẠI MANG NỖI ÁM ÁNH

Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển


Sau hàng trăm năm, tung tích của con tàu bí ẩn này vẫn chìm trong bóng tối…
Lịch sử hàng hải thế giới chứa đựng đầy những huyền thoại, truyền thuyết bí ẩn. Đó là hình ảnh vùng biển ma quái Tam giác quỷ Bermuda, là chân dung tên cướp biển khét tiếng Black Beard hay "con tàu ma" làm khiếp sợ mọi thủy thủ…
Có những câu chuyện đã tìm được lời giải, song cũng không ít cho tới nay vẫn là một ẩn số. Điển hình là sự mất tích của xác “Tàu gỗ gụ” ở miền Nam Australia…

Xuất hiện rồi lại biến mất - vòng lặp ma quái…

Cách khoảng 3 - 6km về phía Tây Warrnambool, Tây Nam bang Victoria, vịnh Armstrong sở hữu vùng bờ biển nguy hiểm bậc nhất ở Australia. Theo ước tính, có khoảng 200 tàu, thuyền khác nhau đã tử nạn tại vùng biển này. Tất cả xác tàu trong số đó đều được phát hiện, ngoại trừ “Tàu gỗ gụ” (Mahogany Ship).
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Câu chuyện bắt đầu vào tháng Giêng năm 1836, thuyền trưởng Smith - người phụ trách trạm đánh bắt cá voi ở cảng Fairy cùng 2 người đàn ông là Wilson và Gibbs bị đắm tàu.
Trên hành trình tìm đường về nhà, họ phát hiện ra xác một con tàu cũ kỹ, khác hẳn với cấu trúc của con tàu thông thường vào thời điểm thập niên 1800. Gỗ tàu màu tối sậm và nhiều người cho rằng, nó được làm từ gỗ gụ - một loại gỗ gần như không bao giờ xuất hiện trong công nghệ đóng tàu. Cũng từ đó, cái tên “Tàu gỗ gụ” ra đời. Điều đáng ngạc nhiên là sau phát hiện của ba người đàn ông trên, không ai nhìn thấy xác của “Tàu gỗ gụ” đâu.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Hình ảnh xác "Tàu gỗ gụ" trong tranh vẽ
10 năm sau sự phát hiện của thuyền trưởng Smith, một lần nữa câu chuyện về “Tàu gỗ gụ” lại làm dậy sóng dư luận miền Nam Australia. Một thuyền trưởng khác tên Mills đã lại nhìn thấy xác “Tàu gỗ gụ”.
Thậm chí, ông này còn đứng hẳn lên trên boong của xác tàu trên cát. Ông cũng là người mô tả cụ thể vị trí của xác tàu trong các văn bản sau này. Tuy nhiên, xác tàu đã biến mất sau đó, giống như điều xảy ra trước đây 10 năm.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Gỗ gụ được cho là nguyên liệu đóng nên con tàu kì quái này
Tình tiết bí ẩn này cứ lặp đi lặp lại trong suốt những năm 1800. Cuối thế kỷ XIX, người ta ước tính đã có hơn 30 lần xác “Tàu gỗ gụ” xuất hiện rồi lại mất tích bí ẩn.
Chuyến thám hiểm đầu tiên đi tìm xác “Tàu gỗ gụ” được thực hiện tháng 6/1890 do người phụ trách bảo tàng Warrnambool - Joseph Archibald dẫn đầu nhưng không thu được kết quả gì.
Liên tiếp sau sự kiện này, người người đổ xô đi tìm kiếm xác con tàu huyền thoại song đều công cốc. Dần dà, sự lập lờ, mơ hồ của câu chuyện này khiến nó bỗng rơi vào quên lãng. Những gì còn lại về “Tàu gỗ gụ” chỉ là câu chuyện dân gian mà thôi.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Sau này, tới cuối thế kỷ XX, một lần nữa người ta khơi lại câu chuyện về “Tàu gỗ gụ”. Năm 1992, chính quyền bang Victoria đã treo giải thưởng 250.000 USD (tương đương gần 5,2 tỷ đồng) cho ai tìm được xác “Tàu gỗ gụ”. Bất chấp sự vào cuộc của rất nhiều nhà khảo cổ học có uy tín, xác con tàu huyền bí này vẫn nằm trong bóng tối.

Giả thuyết khoa học…

Ngay từ thế kỷ XIX, phần lớn các tài liệu cổ đều cho rằng “Tàu gỗ gụ” là một con tàu Tây Ban Nha. Theo nhà văn địa phương Jack Loney, có hai giả thuyết về nguồn gốc “Tàu gỗ gụ”. Nó có thể là thuyền Santa Ysabel khởi hành từ Peru năm 1522 hoặc Santa Anna - con tàu bị đắm năm 1812 khi mang theo 45 tấn dầu cá nhà táng.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Mô hình tàu Santa Anna của đế chế Tây Ban Nha
Nhiều người cho rằng, không cần thiết phải tìm hiểu tung tích, ngọn nguồn sự thật về một con tàu chỉ có trong lời đồn như “Mahogany Ship”. Tuy nhiên, thực tế nếu đây là một con tàu có tồn tại, nó sẽ làm thay đổi không ít lịch sử hàng hải thế giới.
Nếu “Tàu gỗ gụ” không có nguồn gốc từ Anh, người ta sẽ phải nghiên cứu lại xem lại ai mới là người lập bản đồ bờ biển phía Nam Australia thay vì coi đó là thuyền trưởng người Anh - James Cook danh tiếng.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Nếu "Tàu gỗ gụ" có thật, danh tiếng của James Cook sẽ phải được nghiên cứu lại
Nhiều chuyên gia còn tin rằng, “Tàu gỗ gụ” là một phần của nhiệm vụ bí mật đi tìm mảnh đất phía Nam huyền thoại của đế chế Bồ Đào Nha xưa. Con tàu có thể bị đắm năm 1522, trong chuyến hải trình đi tìm những hòn đảo giấu vàng. Sự bí mật của chuyến đi chính là lý do việc mất tích của con tàu không được ghi chép lại trong các văn bản cổ xưa.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Mô hình thuyền của đế chế Bồ Đào Nha thời xưa
Năm 2002, một lý thuyết được nhà văn người Anh - Gavin Menzies đưa ra: “Tàu gỗ gụ” là một con tàu Trung Hoa. Ông căn cứ vào những bằng chứng về cấu tạo làm nên con tàu bí ẩn: gỗ gụ, lá cây và thiết kế kỳ lạ, độc đáo, không giống với phương Tây. Tất nhiên, lập luận chưa đủ sắc bén này bị bác bỏ và không nhiều người ủng hộ.
Sự bí ẩn của con tàu gỗ gụ "ma quái" trên biển
Mô hình tàu Trung Hoa thời xưa
Dẫu thế nào đi chăng nữa, giả thuyết vẫn cứ là những giả thuyết. Câu chuyện về “Tàu gỗ gụ” vẫn đang chìm trong bóng tối và chờ đợi lời giải đáp trong tương lai…

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

LỬA GỖ

Lửa thiêu rụi cầu gỗ mái che dài nhất châu Á

Ngọn lửa lớn đã thiêu rụi cây cầu gỗ có mái che được cho là dài nhất châu Á ở thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc.

00016c42b36b14022af80b.jpg
Ngọn lửa bắt đầu xuất hiện vào khoảng 4h sáng ngày 28/11 trên cây cầu Phong Vũ ở thị trấn cổ Zhuoshui, thành phố Trùng Khánh. Đây là cây cầu gỗ có mái che được coi là dài nhất ở châu Á. Ảnh: CFP.
132925790-111n.jpg
Ngọn lửa bốc cháy dữ dội do phần lớn cầu được làm bằng gỗ. Các nhân viên cứu hỏa đã làm việc suốt đêm để dập tắt đám cháy. Ảnh: icpress.cn/Xinhua.
bf5f29e242f44b548aad589462806d7f.jpg
Nhiều người chứng kiến cảnh kinh hoàng khi ngọn lửa nuốt trọn cây cầu. Ảnh: Sina.
00016c42b36b14022aed09.jpg
Đám cháy được dập tắt vào khoảng 12h30 cùng ngày. Cầu Phong Vũ chỉ còn lại các trụ bằng đá với những mảnh gỗ cháy đen. Ảnh: CFP.
1eb4ffd7a8364c5d880c90b154f6fb9f.jpg
Cầu được xây dựng vào năm 1591, sau đó bị phá hủy và dựng lại nhiều lần. Năm 1999, các trụ cầu bằng gỗ được thay thế bằng trụ đá. Cầu Phong Vũ ở Trùng Khánh dài 303 m, rộng 5 m bắc qua sông Apeng. Ảnh: Sina.
00016c42b36b14022adb06.jpg
Hiện lực lượng cứu hoả cùng chính quyền địa phương đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ cháy. Ảnh: CFP.
1-JPG.jpg
Một phần cầu còn sót lại sau đám cháy. Ảnh: CFP.
a2a079e596b2423ab2aa4ef4414334d3.jpg
Cầu Phong Vũ là tác phẩm văn hóa của những người dân tộc Động sinh sống ở Trung Quốc. Họ nổi tiếng với nghề làm bánh gạo truyền thống và kỹ nghệ xây dựng cầu gỗ độc đáo.
Cầu Phong Vũ ở thành phố Trùng Khánh trước khi bị cháy. Ảnh: Sina.
Nguyễn Tâm

Cây thân gỗ lập kỹ lục :cao nhất thế giới

Theo thông báo của các quan chức lâm nghiệp Úc, cây thân gỗ cao nhất thế giới đã được phát hiện tại một khu rừng quốc gia ở bang Tasmania, phía nam nước này.
Cây Centurion cao 100-101m - Ảnh: Peter Mathew/AAP

Ông Bob Gordon, người phụ trách lâm nghiệp bang Tasmania, cho biết đó là một loại cây khuynh diệp, được gọi là Centurion, cao 100-101m, là cây cao nhất tại Úc tính đến thời điểm hiện nay.

Centurion, với đường kính thân rộng 4,05m, được tìm thấy tại một khu rừng quốc gia gần khu du lịch Tahune Airwalk, cách thủ phủ Hobart của Tasmania khoảng 80km về phía tây nam.

"Đây là cây thân gỗ duy nhất trên thế giới hiện nay được biết có chiều cao hơn 100m", Gordon nói. Nó cũng là cây khuynh diệp và là cây có hoa cao nhất thế giới. Để đo chiều cao của nó, người ta phải dùng thiết bị laser.

Mọc cạnh cây Centurion còn có một cây khổng lồ thứ hai cũng thuộc họ khuynh diệp, được gọi là Triarius, với chiều cao 86,5m, đường kính thân 3,9m.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

ĐỒ GỖ NGÀN NĂM TUỔI CỦA CÁC ĐẠI GIA

Đồ gỗ quý ngàn tuổi của đại gia Việt

- Nhiều đại gia Việt thể hiện đẳng cấp của mình bằng thú chơi những vật phẩm đồ gỗ siêu đắt đỏ. Những bộ bàn ghế, sập, phản, giường... của họ lên đến cả tỷ đồng.
Bàn ghế bằng gỗ ngọc am, giá “khủng”
Gỗ ngọc am là thứ gỗ xưa kia chỉ dành cho các bậc vua chúa. Ngày nay loại gỗ này gần như không còn nữa nên giá trị của bộ bàn ghế càng cao hơn. Bộ bàn ghế có giá đắt nhất (10 tỷ đồng) là bộ bàn ghế làm bằng gỗ ngọc am ở Tuyên Quang, thuộc sở hữu của một đại gia trong ngành lâm sản, khoáng sản.
đại gia, xa xỉ, đồ gỗ, tiền tỷ, thú chơi, ăn chơi
Bộ bàn ghế bằng gỗ ngọc am có giá 10 tỷ đồng thuộc sở hữu của một đại gia trong ngành lâm sản, khoáng sản Tuyên Quang.
Bộ bàn ghế thứ 2 có giá 4 tỷ đồng của một doanh nhân Tuyên Quang tên Nguyễn Quang Vịnh. Bộ bàn ghế được làm bằng gỗ ngọc am này có hình dáng rất kỳ dị. 4 chiếc ghế được chạm trổ rồng phượng một cách cực kỳ tinh xảo. Mỗi con rồng khổng lồ với những dáng uốn lượn, trạng thái hoàn toàn khác nhau. Những hoa văn họa tiết của tứ linh gồm "long - ly - quy - phượng" cũng được sắp đặt một cách tự nhiên, hài hoà và đầy sang trọng.
đại gia, xa xỉ, đồ gỗ, tiền tỷ, thú chơi, ăn chơi
Bộ bàn ghế hình rồng bằng gỗ ngọc am từng được chào mua với giá 4 tỷ đồng
Bộ bàn ghế tứ linh "độc"
Bộ bàn ghế gồm đầy đủ hình dáng long, lân, quy, phụng, được làm từ gốc cây cẩm lai (chi gỗ quý còn có tên khác là sưa, trắc, là loài quý hiếm, thể hiện màu sắc lạ kỳ tạo nên bởi các vân thớ) thuộc sở hữu của một đại gia ở Nghệ An... Theo vị chủ nhân thì gốc rễ gỗ quý khổng lồ để làm bộ bàn ghế này được mua về từ Campuchia vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Ước tính, lượng gỗ để tạo ra những sản phẩm độc đáo này lên tới 7 khối.
đại gia, xa xỉ, đồ gỗ, tiền tỷ, thú chơi, ăn chơi
đại gia, xa xỉ, đồ gỗ, tiền tỷ, thú chơi, ăn chơi
đại gia, xa xỉ, đồ gỗ, tiền tỷ, thú chơi, ăn chơi
Bộ tứ linh
Vung tiền tỷ sắm bàn ghế ngọc nghiến
Ngọc nghiến được coi là biểu tượng của sự giàu sang phú quý, thể hiện đẳng cấp của người sở hữu, đem lại nhiều may mắn, tài lộc. Vì thế, nhiều nhà giàu đã bỏ ra cả chục, thậm chí vài chục tỷ đồng để săn bằng được món hàng đẳng cấp đó.
đại gia, xa xỉ, đồ gỗ, tiền tỷ, thú chơi, ăn chơi
Ghế trường kỷ hình rồng
Theo thời giá thị trường, ngay trên đất nghiến nổi tiếng vùng hạ lưu sông Đà ở Quỳnh Nhai (Sơn La), Tủa Chùa (Điện Biên) thì giá bộ bàn ghế ngọc nghiến bèo nhất cũng phải nửa tỷ đồng. Các bộ sập bằng ngọc nghiến có giá từ 800 triệu đến 1,8 tỷ đồng, bàn ghế (tùy từng loại 6 món hay 9 món) có giá từ 300 triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng, tùy từng chất ngọc.
Tấm phản nửa tỷ
Chủ nhân của tấm phản đắt đỏ này là ông Tân ở quận Tân Bình, TP.HCM. Tấm phản bằng gỗ gõ màu đỏ lừ, mỗi tấm dài 3m, dày 10cm. Ông Tân đã mua tấm phản này với giá 500 triệu đồng qua nhiều mối. Theo gia chủ, đây là giá của cách đây 5 năm, còn bây giờ, trị giá của tấm phản phải gấp đôi con số ấy. Để có tấm phản này, cây gỗ phải thuộc hàng sư tổ trong rừng, và phải là cây mọc thẳng tắp, thớ vân gỗ đẹp và dày, không khuyết điểm, mỗi cây chỉ ngả ra được 1-2 bộ phản.
đại gia, xa xỉ, đồ gỗ, tiền tỷ, thú chơi, ăn chơi
Tấm phản nửa tỷ này là niềm tự hào của một gia chủ ở Q. Tân Bình, TP. HCM.
Bộ sập gỗ bạc tỷ của "tỷ phú chơi ngông"
Chủ nhân của chiếc sập bạc tỷ này là anh Trần Đức Thuấn (một đại gia trong làng sản xuất gỗ Hà thành). Anh vẫn được bạn bè hài hước gọi bằng biệt danh "tỷ phú chơi ngông", bởi những đam mê sáng tạo những tác phẩm gỗ lạ và độc. Để sở hữu chiếc sập có giá lên tới 2 tỷ đồng, anh phải mất hơn 2 năm để đi khắp Bắc - Nam sưu tầm gỗ quý và thêm ròng rã mấy tháng trời để hoàn thiện.
đại gia, xa xỉ, đồ gỗ, tiền tỷ, thú chơi, ăn chơi
Bộ sập gỗ bạc tỷ
Chiếc sập dài 2m, cao 80cm, không cầu kỳ, kiểu cách nhưng lại toát lên vẻ sang trọng với màu vàng óng đẹp mắt. Nhưng điều hút mắt người xem nhất đó chính là vô vàn những họa tiết đan xen ngay trên một mặt cắt nhỏ.
Giường ngủ nửa tỷ của ông trùm
Ông trùm ma túy Tàng "Keangnam" không tiếc tiền trang trí các loại gỗ quý với họa tiết tinh xảo như biệt phủ của vua chúa. Riêng chiếc giường ngủ của vợ chồng ông trùm này có giá tới nửa tỷ đồng. Chiếc giường được cho là đặt tại Trung Quốc. Thân giường được làm bằng gỗ sưa bọc đá quý và nạm bạc với những họa tiết tinh xảo. Giá của chiếc giường này có giá được cho là khoảng 500 triệu đồng.
đại gia, xa xỉ, đồ gỗ, tiền tỷ, thú chơi, ăn chơi
Chiếc giường bằng gỗ sưa giá nửa tỷ của Tàng "Keangnam"
Bộ trường kỷ cổ bạc tỷ bị trộm
Dư luận đang xôn xao về vụ trộm đột nhập ngôi nhà cổ ở Vĩnh Long lấy đi một bộ bàn nghế trường kỷ trị giá hơn 1 tỷ đồng và nhiều tài sản giá trị khác. Bộ trường kỷ bao gồm 2 chiếc ghế ngồi dài khoảng 1,8m, rộng 60cm và một chiếc bàn dài 1,7 và cao hơn 1m. Bộ trường kỷ mỗi chiếc ghế ngồi một bên cần đến 6 người đàn ông bình thường khiêng mới nổi. Riêng chiếc bàn ở giữa thì cần ít nhất 4 người. Phía trên mặt bộ trường kỷ được ghép bằng đá cẩm thạch, gỗ màu mun đen và có niên đại hơn 100 năm trước.
đại gia, xa xỉ, đồ gỗ, tiền tỷ, thú chơi, ăn chơi
Vị trí bộ trường kỷ được đặt ở giữa căn nhà cổ.
Năm 2012, bộ trường kỷ được cho là quý hiếm nhất miền Nam trị giá bạc tỷ của gia đình ông Nguyễn Văn Thưa (ngụ xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) cũng bị trộm. Bộ trường kỷ được làm toàn bộ bằng gỗ sừng. Trên mặt và lưng dựa của nó bằng cẩm thạch mát lạnh. Khi nhìn vào mỗi hướng có một màu sắc lung linh khác nhau trông rất lạ.
đại gia, xa xỉ, đồ gỗ, tiền tỷ, thú chơi, ăn chơi
Hình ảnh bộ ghế trường kỷ của ông Thưa. (Ảnh tư liệu của gia đình)
Hạnh Nguyên(tổng hợp)